Thống kê
Hôm nay : 55
Tháng 04 : 444
Năm 2024 : 6.587
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy chế phối hợp với công đoàn

LIÊN ĐOÀN LĐ HUYỆN THÁI THỤY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCÔNG ĐOÀN MN THỤY PHONG Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Số: 09/QĐ – CĐMNTP Thụy Phong, ngày 22 tháng 9 năm 2018
LIÊN ĐOÀN LĐ HUYỆN THÁI THỤY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN MN THỤY PHONG Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Số: 09/QĐ – CĐMNTP Thụy Phong, ngày 22 tháng 9 năm 2018


   LIÊN ĐOÀN LĐ HUYỆN THÁI THỤY     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN MN THỤY PHONG                           Độc lập  – Tự do - Hạnh phúc

       Số: 09/QĐ – CĐMNTP                                     Thụy Phong, ngày 22 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn

Năm học 2018 -2019

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON THỤY PHONG

           Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 12/TT/LT của Bộ GD&ĐT và Công đoàn GDVN qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD&ĐT.                    

          Căn cứ Điều lệ Công đoàn quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở;

          Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Công đoàn trường mầm non Thụy Phong nhiệm kỳ 2017-2021 và đặc điểm tình hình tại đơn vị.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quyết định này kèm theo Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn năm học 2018-2019.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn nhiệm kỳ 2013-2018.

Điều 3: Ban chấp hành Công đoàn trường mầm non Thụy Phong chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:                                                                                HIỆU TRƯỞNG

- Cấp ủy (để báo cáo);

- Chính quyền nhà trường (để phối hợp);

- BCH CĐCS;                                                                            

- Như điều 3 (để thực hiện);                                                               Nguyễn Thị Ngân Hiên

- Lưu: CĐCS,                                                                               

TRƯỜNG MN THỤY PHONG

BCHCĐ - BGH

 Số: 01/QCPH-MNTP

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do - Hạnh phúc

                  Thụy Phong, ngày 22  tháng 9 năm 2018

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN
 TRƯỜNG MẦM NON THỤY PHONG NĂM HỌC 2018-2019

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ-MNTP ngày 22 tháng 9 năm 2018

của Hiệu trưởng trường mầm non Thụy Phong


           
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 12/TT/LT của Bộ GD&ĐT và Công đoàn GDVN qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD&ĐT.

          Căn cứ vào đặc điểm tình hình tại đơn vị, Hiệu Trưởng và Chủ tịch công đoàn Trường mầm non Thụy Phong cùng thống nhất ban hành quy chế hoạt động, phối hợp công tác giữa nhà trường và Công đoàn năm học 2018-2019, cụ thể như sau:

          I. Những quy định chung:

         1. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đại diện và tập hợp đoàn viên lao động tham gia quản lý cơ quan, phát huy quyền dân chủ, thực hiện nghĩa vụ của người CBCCVC, xây dựng đơn vị và tổ chức Công đoàn trong sạch, vững mạnh.

         2. Nhà trường và công đoàn có cùng mục tiêu, cùng chủ trương, biện pháp thúc đẩy phong trào dạy và học thực hiện thắng lợi phương hướng nhiệm vụ năm học. Nhà trường và công đoàn là tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát huy vai trò tích cực của đội ngũ giáo viên CB-VC trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

         3. Quan hệ giữa chính quyền với Công đoàn là quan hệ hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức.

          II. Nội dung phối hợp.

          1. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:

            a. BGH cần thông tin đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo với Công đoàn cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động trong nhà trường đến BCH công đoàn.

          b. Ban chấp hành Công đoàn nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với Ban giám hiệu trường tổ chức động viên CBGV-NV người lao động trong đơn vị tích cực tham gia thực hiện đổi mới trong giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có phẩm chất tốt, đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, coi trọng chất lượng đội ngũ nhà giáo trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục, xây dựng trường chất lượng cao của huyện.

          c. BGH tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động, tham gia quản lý đơn vị, cùng có trách nhiệm giải quyết và khắc phục những yếu kém trong đơn vị, thực hiện công bằng trong giáo dục và  phát triển giáo dục của địa phương.

          2. Phối hợp thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động:

          a. Hiệu trưởng nhà trường lấy ý kiến đóng góp của BCH Công đoàn khi thực hiện các nhiệm vụ sau:

          - Xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác định kỳ, dài hạn.

          - Góp ý dự thảo các văn bản, ban hành, tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động ( như tiền lương, tiền thưởng, việc làm, phúc lợi xã hội, nâng lương, thi hành kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên, … ), kiểm tra việc thực hiện  và giải quyết  khiếu nại của  người lao động về các vấn đề trên.

          b. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường thực hiện Quy chế dân chủ. Khi cần thiết, Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động với thủ trưởng và cùng phối hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động.

          c. BCH Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ trong trường học: Chuẩn bị nội dung, tổ chức hội nghị cán bộ công chức hàng năm theo quy định; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức đề ra theo chức năng của mỗi tổ chức, vận động cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt trách nhiệm hoàn thành  công tác được giao.

          3. Phối hợp tổ chức quản lí phong trào thi đua:

          a. BGH phối hợp với BCH Công đoàn thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành, phù hợp với từng thời kỳ, đặc điểm, đối tượng vận động, gắn hoạt động thi đua với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của ngành.

          b. Sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn, BGH quyết định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, chế độ khen thưởng; phối hợp với Công đoàn kiểm tra sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào, quyết định khen thưởng những đơn vị, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

          c. BGH nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện cho Ban chấp hành Công đoàn về thời gian, kinh phí trong việc  tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động.

          d. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm động viên cán bộ, đoàn viên lao động tham gia phong trào thi đua thực hiện  các mục tiêu đề  ra, tổ chức các chuyên đề, chỉ đạo phong trào, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến trong toàn trường.

          4. Phối hợp chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động:

          a. Hiệu trưởng cùng BCH Công đoàn tổ chức phổ biến đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành đến CBCN-VC để giám sát thực hiện. Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn khi thực hiện những nội dung liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người lao động.

          b. Hiệu trưởng khi tham mưu với cấp trên về xây dựng, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách có liên quan đến nghề nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của CBCN-VC trong trường cần có ý kiến của tổ chức Công đoàn.

          c. Hiệu trưởng tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện việc kiểm tra  hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ của người lao động trong trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét giải quyết những kiến nghị ( nếu có ) của BCH Công đoàn sau khi kiểm tra.

          d. Hằng năm Hiệu trưởng lấy ý kiến của tổ chức Công đoàn về công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên theo kế hoạch và tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện trách nhiệm động viên cán bộ giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn kinh phí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của hội nghị cán bộ giáo viên.

          e. Công đoàn được cử đại diện tham gia các hội đồng tư vấn có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động trong cơ quan đơn vị. Khi bàn những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nữ cán bộ giáo viên, công nhân viên thì nhất định mời đại diện Ban Nữ công Công đoàn cùng tham dự.

          5. Phối hợp, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn:

          a. BGH tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Ban Chấp hành Công đoàn, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí ( tùy theo điều kiện của nhà trường ) để các hoạt động của tổ chức Công đoàn đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

          b. BGH nhà trường tạo điều kiện, phương tiện đi lại và thanh toán chế độ công tác phí đối với cán bộ công đoàn, khi Công đoàn cấp trên triệu tập đại hội, hội thảo, tập huấn, … theo chế độ Nhà nước quy định.

          c. Khi quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với Đoàn viên, điều động thuyên chuyển công tác đối với GV-NV cần trao đổi thỏa thuận bằng văn bản với Chủ tịch Công đoàn.

          d. Đại diện Công đoàn được mời tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị có liên quan đến công tác của nhà trường.

III. Tổ chức thực hiện.

          1. BGH nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn trường căn cứ vào nội dung

thỏa thuận này để tiến hành các hoạt động cho phù hợp với điều kiện tình hình của Nhà trường và của công đoàn.

          2. Quy chế này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGVNV và có hiệu lực kể từ ngày kí. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, BGH nhà trường và BCH CĐ trường sẽ cùng nhau bàn bạc, trao đổi trực tiếp để nghiên cứu giải quyết.

 

     CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN                                              HIỆU TRƯỞNG

                                                                                           

     

           Phạm Thị Nhung                                                    Nguyễn Thị Ngân HiênL


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan